Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý nước cấp và tư vấn hồ sơ môi trường cho các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì sao cần phải xử lý nước thải nhiễm dầu?

Ngành dầu khí hàng năm ngoài việc đóng góp GDP vào sự phát triển của xã hội thì cũng phát thải ra một lượng lớn chất thải độc hại như nước thải nhiễm dầu hoặc khí thải như NO2, SO2,…vào môi trường. Vấn đề phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường đặc biệt là xử lý nước thải nhiễm dầu là điều quan tâm của nhiều Doanh nghiệp và cơ quan chức năng hiện nay.

Sự cố tràn dầu trên biển

Thành phần đặc tính của nước thải nhiễm dầu

Trong thực tế, dầu tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định được một cách chính xác các thành phần này bằng thí nghiệm. Dầu tồn tại ở 4 trạng thái phổ biến sau:

  • Dạng tự do: ở dạng này thì dầu sẽ nổi lên trên bề mặt nước thành các mảng dầu do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước.
  • Dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của giọt dầu là loại vài chục micromet có độ ổn định thấp và loại nhỏ hơn có độ ổn định cao, tương tự như hạt keo.
  • Dạng nhũ tương hóa học: là dạng tạo thành do các tác nhân hóa học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa,…) hoặc các hóa học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
  • Dạng hòa tan: phân tử hòa tan như các chất thơm.

Ngoài ra dầu không hòa tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.

Các phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu

Giai đoạn tiền xử lý: Bằng phương pháp cơ học, hóa học và hóa lý để loại bỏ các loại rác thô, chất rắn lơ lửng (SS),… ra khỏi nguồn nước. Ngoài ra, còn có chức năng làm ổn định chất lượng nước thải như: điều chỉnh pH, lưu lượng và tải lượng các chất gây bẩn có trong nguồn  thải.

Giai đoạn xử lý sinh học: Chủ yếu dùng các phương pháp xử lý như: yếm khí, hiếu khí, thiếu khí để loại bỏ các hợp chất hữu cơ tan có trong nguồn nước nhằm làm giảm các chỉ số BOD, COD, T-N, T-P,… có trong nguồn nước. Quá trình này sẽ hoạt động hiệu quả khi các thành phần cơ chất (các hợp chất chứa cacbon), dinh dưỡng (các hợp chất chứa nitơ và photpho), nồng độ oxy hoà tan trong nước,… được bổ sung hợp lý.

Giai đoạn xử lý hoàn thiện: Nhằm mục đích làm ổn định chất lượng nước, khử trùng cho nguồn nước trước khi xả ra môi trường. Giai đoạn này thường dùng phương pháp hóa học để xử lý. Kết thúc quá trình xử lý, nước đầu ra đảm bảo yêu cầu chất lượng xả thải mà không làm ảnh hưởng tới môi trường.

Giai đoạn xử lý bùn: Sử dụng phương pháp cơ học và hóa lý để xử lý nhằm giảm thiểu thể tích bùn thải hay chuyển trạng thái bùn từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn dùng cho các mục đích khác như xả bỏ hay làm phân vi sinh.

Quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

Sơ đồ công nghệ xử lý

Thuyết minh quy trình công nghệ:

1. Bể điều hòa – Bể tách dầu thô

Nước nhiễm dầu theo hệ thống thu gom chảy vào bể tách dầu. Tại đây, lớp dầu thô do có tỉ trọng nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước, được thiết bị vớt tách dầu loại ra khỏi nước và được đưa tới bể chứa dầu.

Nước thải sau khi tách dầu được bơm lên bể điều hòa. Tiếp theo, nước tự chảy qua bể phản ứng.

2. Bể phản ứng – Bể keo tụ tạo bông – Bể lắng

Khi nước chảy vào bể phản ứng, hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng máy pH. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể tách dầu thô cải tiến. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1. Phần cặn lắng xuống đáy bể được bơm về bể chứa bùn. Nước sau bể lắng 1 tự chảy vào bể Aerotank thông qua máng tràn răng cưa.

3. Bể Aerotank – Bể lắng 2 – Bể trung gian

Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi thải vào các bể tiếp theo. Vì vậy, bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian.

4. Bể lọc áp lực – Bể khử trùng

Nước được bơm từ bể trung gian bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học.

Khử trùng là một khâu quan trọng cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Sau quá trình cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi sinh vật sẽ bị giữ lại. Để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, tại bể khử trùng, hóa chất Clorine được châm vào bể với liều lượng nhất định dưới sự kiểm soát của bơm định lượng.

Sau bể khử trùng, nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2009 cột B và thải ra nguồn tiếp nhận.

5. Bể chứa bùn

Bùn cặn từ bể lắng 1 và 2 được đưa về bể chứa bùn và được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ.

Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải

a. Ưu điểm

  • Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật;
  • Diện tích đất sử dụng tối thiểu;
  • Hệ thống cơ động;
  • Quy trình được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị môi trường ngoại vi;
  • Quá trình bảo trì bảo dưỡng dễ dàng;

b. Nhược điểm

  • Nhân viên vận hành cần được đào tạo thành thạo các kỹ năng vận hành trạm xử lý nước thải.
  • Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

Hình ảnh về công trình xử lý nước thải nhiễm dầu

Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

Để biết thêm thông tin về HTXL NT nhiễm dầu Quý doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp đến công ty chúng tôi qua hotline 0966 314 366 sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá ưu đãi.

Chúng tôi còn nhận hỗ trợ làm hồ sơ môi trường như: báo cáo giám sát môi trường, xin giấy phép xả thải, báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nhiều ngành nghề khác nhau.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TIN HỌC – MÔI TRƯỜNG HOÀNG MINH

Địa chỉ : 130/10/16, Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B, Bình Tân, Tp.HCM

Email: info@moitruonghoangminh.com

Điện thoại: 0966 314 366

Xem thêm: 

Công nghệ xử lý nước thải cao su

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy