Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt may mới nhất

Hệ thống xử lý nước thải dệt may mới nhất được công ty môi trường Hoàng Minh đầu tư nâng cấp theo công nghệ mới nhất hiện nay, với trang thiết bị xử lý hiện đại giúp xử lý tối ưu mà chi phí đầu tư lại thấp. Với đội ngũ kĩ sư đầy kinh nghiệm và nhiệt huyết trong việc thi công lắp đặt các công trình, hệ thống xử lý, chúng tôi tin rằng công ty chúng tôi chính là sự lưa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trên cả nước. Hotline 0966 314 366
Tổng quan ngành dệt may

Hiện nay ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động chiếm tới 10,3% lực lượng lao động toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những mặc tích cực mang lại đó thì hoạt động sản xuất của ngành dệt may cũng mang lại không ít những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái đặc biệt là lượng nước thải phát sinh từ ngành này.

Nước thải ngành dệt may

Vì sao cần xử lý nước thải ngành dệt may?

Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ phát triển nguồn nguyên liệu (trồng cây nguyên liệu, sản xuất bông xơ) cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và tiêu thụ sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc thù của từng công đoạn sản xuất mà phát sinh ra nhiều dạng ô nhiễm như: bụi, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rắn, khí thải và nước thải…Vấn đề môi trường mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đó chính là nước thải. Lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn có thể từ 16 – 900m3/ tấn sản phẩm.

Ảnh hưởng của nước thải dệt may đến môi trường

  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến chất lượng nước, oxy hòa tan trong nước (DO). Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
  • Các chất hữu cơ: Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
  • Chất rắn lơ lửng: Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
  • Các chất dinh dưỡng (N,P): Gây ra hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
  • Các vi khuẩn: Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả,… Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tiêu chảy,…
  • Độ màu: Ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của nước thải, cũng như khả năng xử lý nước thải. Ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản sống dưới nước.

Thành phần đặc tính trong nước thải dệt may

Bảng thành phần nước thải dệt may

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt may mới nhất

– Sơ đồ công nghệ: 

Sơ đồ công nghệ xử lý

– Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải của Nhà máy được loại rác thô trước khi đổ vào hố thu gom nước thải. Từ hố thu gom, nước thải được đưa qua bể điều hòa bằng 2 bơm chìm (hoạt động luân phiên).
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, giúp giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho công trình phía sau nhằm tránh hiện tượng quá tải. Tại bể điều hòa, nước thải được hòa trộn đều bằng không khí thổi vào từ máy thổi khí.
Sau đó, nước thải được đưa qua bể keo tụ – tạo bông. Nước thải được hòa trộn với các hóa chất NaOH, phèn nhôm, PAC để tiến hành quá trình keo tụ tạo bông, tạo ra những bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng lắng xuống ở bể lắng I. Dùng năng lượng cánh khuấy tạo dòng chảy rối để hòa trộn đều nước thải.
Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng I. Tại nay quá trình lắng được thực hiện để tách rời các bông cặn (tạo ra từ bể keo tụ – tạo bông) ra khỏi nước thải, giảm tải lượng chất hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải sau khi lắng được dẫn đến bể Aerotank. Quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục, bùn hoạt tính được duy trì ở trạng thái lơ lửng. Các vi sinh vật hiếu khí dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn, chuyển hóa chúng thành chất trơ không tan và tạo ra tế bào mới. Quá trình chuyển hóa đó được thực hiện đan xen và tiếp nối nhau cho đến khi không còn thức ăn cho hệ vi sinh vật nữa. Nước thải sau xử lý sinh học hiếu khí được đưa qua bể lắng II.
Bể lắng II có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau lắng một phần sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại được bơm qua bể nén bùn.
Bùn dư ở bể lắng II cùng với bùn ở bể lắng I được tập trung về bể nén bùn nhằm làm giảm thể tích của hỗn hợp bùn cặn. Sau đó bùn được đưa qua máy ép bùn để tách nước ra khỏi bùn đã nén. Bùn sau khi ép được dùng làm phân bón hoặc san lấp.
Nước thải sau khi lắng sẽ tự chảy qua bể chứa nước trung gian để bơm lên bể lọc áp lực, sau đó đưa nước thải qua bể khử trùng rồi thải ra cống thoát.
Ơ bể lọc áp lực, nước được làm sạch thông qua lớp vật liệu lọc nhằm tách các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ… và khử màu nước thải.
Bể tiếp xúc khử trùng được thiết kế để nước chảy qua từng ngăn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và Clo nhằm tiêu diệt các vi sinh vật trong nước thải.

Các bể trong quy trình xử lý nước thải

Công ty môi trường Hoàng Minh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công HTXL nước thải dệt may, với đội ngũ cán bộ nhân viên là những kỹ sư công nghệ môi trường chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại trên thế giới. Nếu Doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về hệ thống xử lý nước thải của các ngành nghề khác nhau hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0966 314 366  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Công ty chúng tôi còn hỗ trợ những dịch vụ tư vấn môi trường khác như:  lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án chế biến gỗ ,  tư vấn lập hồ sơ xin giấy phép xả nước thải, báo cáo ĐTM, đánh giá tác động môi trườngxử lý thu gom bùn thải nguy hại,…

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TIN HỌC – MÔI TRƯỜNG HOÀNG MINH

Địa chỉ : 130/10/16, Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B, Bình Tân, Tp.HCM

Email: info@moitruonghoangminh.com

Điện thoại: 0966 314 366

Xem thêm: 

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải showroom ô tô

Tài liệu tham khảo 

Tải tại đây: Tính toá thiết kế HTXLNT dệt nhuộm.docx